Trái đất của chúng ta nằm trong hệ Mặt trời, có Mặt trời là trung tâm. Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt trời của Trái đất là gì hãy cùng tham khảo qua bài tổng hợp dưới đây.
1. Khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời là bao nhiêu?
Các nhà khoa học đã tìm ra và công nhận trong Hệ mặt trời có 8 hành tinh. Mặt trời được gọi là sao mẹ, có nguồn nhiệt cực lớn, mặt trời không di chuyển trong hệ mà các hành tinh khác đều quay quanh mặt trời với những chu kỳ và quỹ đạo riêng.
Tính từ trong ra ngoài các hành tinh được xếp theo thứ tự như sau:
Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương.
Trong đó Trái đất của chúng ta đứng thứ 3 từ trong là ngoài, đây là hành tinh duy nhất tồn tại sự sống trong hệ mặt trời nói riêng và cả vũ trụ nói chung.
Khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời là 149.597.870.700 mét (149,6 triệu km).
Xem thêm: Năm nhuận là gì?
Các nhà thiên văn học sử dụng một đơn vị đo để đo khoảng cách giữa các thiên thể trong hệ Mặt trời, được gọi là AU (Astronomical Unit), hay nghĩa tiếng Việt là Đơn vị Thiên văn.
Đơn vị thiên văn (AU) là khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trời. Một đơn vị thiên văn bằng với khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trời, là 149.597.870.700 mét (149,6 triệu km).
Ví dụ, khoảng cách từ Mặt trời tới Mộc Tinh là 5,2 AU trong khi Hải Vương Tinh cách Mặt trời tới 30,07 AU.
Quỹ đạo của Trái đất quay quanh Mặt trời là một hình elip, do đó trong một năm Trái đất có lúc gần Mặt trời, có lúc xa Mặt trời.
Điểm cận nhật: khoảng cách khoảng 146 triệu cây số và vào tháng 1 hằng năm Trái đất sẽ tới điểm này.
Điểm viễn nhật: khoảng cách khoảng 152 triệu cây số và vào tháng 7 hằng năm Trái đất sẽ tới điểm này.
Click ngay: Tìm hiểu có bao nhiêu hành tinh trong hệ mặt trời?
2. Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt trời của Trái đất là gì?
2.1 Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời
Khái niệm: Là chuyển động nhìn thấy nhưng không có thật của Mặt Trời hàng năm diễn ra giữa hai chí tuyến.
Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động cho ta ảo giác Mặt Trời chuyển động.
Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lượt xuất hiện từ chí tuyến Nam (22/12) lên chí tuyến Bắc (22/6).
Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm: khu vực giữa hai chí tuyến.
Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần/năm: tại chí tuyến Bắc và Nam.
Khu vực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: vùng ngoại chí tuyến Bắc và Nam.
2.3 Các mùa trong năm
Sự quay quanh Mặt trời đồng thời quay quanh trục Trái đất cũng đã tạo nên các mùa trong năm. Mùa là một phần thời gian của năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
Một năm có 4 mùa:
- Mùa xuân: từ 21/3 (lập xuân) đến 22/6 (hạ chí).
- Mùa hạ: từ 22/6 (hạ chí) đến 23/9 (thu phân).
- Mùa thu: từ 23/9 (thu phân) đến 22/12 (đông chí)
- Mùa đông: từ 22/12(đông chí) đến 21/3 (xuân phân).
Trục Trái Đất nghiêng không đổi phương khi chuyển động, nên Bắc bán cầu và Nam bán cầu lần lượt ngả về phía Mặt Trời, nhận được lượng nhiệt khác nhau sinh ra mùa, nóng lạnh khác nhau. Do đó, ở Bắc bán cầu mùa ngược lại Nam bán cầu.
2.4. Ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ
Khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái đất nghiêng và không đổi phương, nên tùy vị trí của Trái đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
Theo mùa:
Ở Bắc bán cầu:
Mùa xuân, mùa hạ:
- Từ 21/3 đến 23/9 ngày dài hơn đêm.
- Ngày 21/3: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.
- Ngày 22/6: thời gian ngày dài nhất.
Mùa thu và mùa đông:
- Từ 23/9 đến 21/3 năm sau: ngày ngắn hơn đêm.
- Ngày 23/9: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.
- Ngày 22/12: thời gian ngày ngắn nhất.
Ở Nam bán cầu thì ngược lại
Theo vĩ độ:
- Ở xích đạo quanh năm ngày bằng đêm.
- Càng xa Xích đạo thời gian ngày và đêm càng chênh lệch.
- Tại vòng cực đến cực ngày hoặc đêm bằng 24 giờ.
- Ở cực: Có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm
Trên đây là hệ quả chuyển động xung quanh Mặt trời của Trái đất. Hy vọng đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc.