Chúng ta hẳn đã không còn xa lạ gì với 8 hành tinh trong mặt trời. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tường tận về chúng. 8 hành tinh trong mặt trời đều có những đặc điểm riêng biệt, nó được xếp theo thứ tự gần nhất cho đến xa nhất so với hệ mặt trời.
8 hành tinh trong mặt trời đó là Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương.
Hệ Mặt Trời (Thái Dương Hệ) là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở giữa là trung tâm và các thiên thể khác di chuyển quanh với phạm vi hấp dẫn của hệ mặt trời. Hệ mặt trời được hình thành từ cách đây khoảng hơn 4,6 tỷ năm do sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ. Lúc này, đa phần khối lượng suy sụp được tích tụ ở trung tâm tạo nên mặt trời, các phần còn lại dẹp ra tạo thành một đĩa đám mây bụi tiền hành tinh di chuyển quanh mặt trời hay còn được gọi là 8 hành tinh trong mặt trời.
8 hành tinh trong hệ mặt trời bằng tiếng Anh
- Mercury: Sao Thủy
- Venus: Sao Kim
- Earth: Trái đất
- Mars: Sao Hỏa
- Jupiter: Sao Mộc
- Saturn: Sao Thổ
- Uranus: Sao Thiên Vương
- Neptune: Sao Hải Vương
Những thông tin chi tiết về 8 hành tinh trong hệ mặt trời
1.Sao Thủy
Sao Thủy hay còn được gọi là Thủy tinh, là hành tinh nằm gần nhất với mặt trời, chỉ lớn hơn một chút so với Mặt trăng và Trái đất. Đây là hành tinh nhỏ nhất trong hệ Mặt trời với bán kính xích đạo là 2.439,7 km. Với chu kỳ quỹ đạo bằng 88 ngày Trái đất. Sao Thủy có cấu tạo bằng đá giống Trái Đất với thành phần cấu tạo khoảng 70% là kim loại và 30% silicat
Mặt ban ngày của Sao Thủy sẽ bị hơ nóng bởi ánh nắng mặt trời, nhiệt độ có thể đến 450 độ C. Nhưng vào ban đêm, nhiệt độ lại giảm sâu đến hàng trăm độ, thấp hơn mức đóng băng. Sao Thủy có bề mặt bị “rỗ” với nhiều hố lớn do nó hầu như không có không khí để hấp thụ các tác động của thiên thạch.Sao Thủy không có sự biến đổi về thời tiết theo mùa như các hành tinh khác.
Xem thêm: Vì sao hành tinh Trái đất được gọi là hành tinh xanh?
2.Sao Kim
Đây là hành tinh thứ 2 trong hệ Mặt Trời và là hành tinh nóng nhất trong 8 hệ hành tinh trong mặt trời với bầu khí quyển dày đặc và độc hại. Sao Kim có khối lượng khoảng 4,868×1024 và bán kính là 6051,8km.
Sao Kim có chu kỳ quay 224,7 ngày Trái Đất theo hướng ngược lại với hầu hết các hành tinh khác trong hệ mặt trời. Đây là sao sáng trong bầu trời tối và chỉ xếp sau độ sáng của mặt trăng.
3.Trái Đất
Trái đất được cấu tạo là hành tinh nước, với 2/3 hành tinh được bao phủ bởi đại dương. Đây là hanh tinh duy nhất được có tồn tại sự sống bởi bầu khí quyển là giàu nito và oxy giúp duy trì sự sống.
Bề mặt trái đất quay quanh trục của mình với vận tốc 467 mét mỗi ngày – khoảng hơn 1.000mph, tại đường xích đạo và thường quay với vận tốc 29km mỗi giây quanh Mặt Trời. Trái đất có đường kính 12.760km, Quỹ đạo 365,24 ngày.
4. Sao Hỏa
Sao Hoả có đường kính 4,217 miles (6,787 km), với quỹ đạo: 687 ngày Trái Đất. Đây là hành tinh lạnh lẽo phủ đầy bụi, bụi này được tạo từ các oxit sắt khiến bề mặt hành tinh của hiện lên với màu đỏ. Cái tên Sao Hoả cũng được đặt dựa theo đặc điểm này.
Sao Hỏa có nhiều điểm tương đồng với Trái đất như có nhiều núi, đá, thung lũng, đặc biệt là các hệ thống bão, lốc xoáy lớn mang theo bụi bẩn nhấn chìm hành tinh. Bụi phủ kín bề mặt Sao Hỏa và ngập tràn nước đóng băng.
5. Sao Mộc
Sao Mộc là một hành tinh khí khổng lồ trong hệ Mặt trời, Sao Mộc có đường kính lên tới 139822 km với quỹ đạo lên tới 11,9 năm Trái Đất. nó nặng gấp đôi tổng khối lượng các hành tinh khác, chứa chủ yếu của Sao Mộc là khí heli và khí hidro.
Điểm đặc biệt của hành tinh này là bề mặt có nhiều đám mây xoáy nhiều màu khác nhau. Ngoài ra, Sao Mộc còn có từ trường mạnh, với rất nhiều mặt trăng xung quanh, trông rất giống với hệ mặt trời tí hon.
6. Sao Thổ
Theo các nhà nghiên cứu thì Sao Thổ là một vật thể có ba phần một hành tinh và hai mặt trăng lớn ở hai bên. Đây là hành tinh khí khổng lồ (hydro và hel) do nó chưa chủ yếu là khí và không có bề mặt xác định, mặc dù có thể có một lõi cứng bên trong.
Về kích thước và khối lượng, Sao Thổ được coi là hành tinh lớn thứ 2 chỉ sau Mộc tinh. Bán kính của Sao Thổ lên tới 60.268km và khối lượng 5.684.6×1026.
Xem thêm: Hành tinh xa trái đất nhất là hành tinh nào?
7. Sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh đầu tiên trong hệ mặt trời được phát hiện bằng kính thiên văn và cũng là hanh tinh nghiêng nhất trong hệ mặt trời. Sao Thiên Vương có bầu khí quyển lạnh nhất trong các hành tinh trong hệ mặt trời, với nhiệt độ cực thấp nhất bằng -224°C.
8. Sao Hải Vương
Hải Vương là hành tinh xa nhất tính từ Mặt trời, có kích thước bằng Sao Thiên Vương. Hành tinh này được biết đến với các cơn gió giật mạnh, nhanh, thậm chí còn còn nhanh hơn tốc độ âm thanh. Thành phần cơ bản trong Sao Hải Vương là hidro, heli cùng một số ít các hidrocacbon, nito và các phân tử băng như metan, amoniac, nước.
Đây cũng là một trong những hành tinh băng lớn nhất trong hệ mặt trời. Bởi ở xa mặt trời nên Sao Hải Vương hấp thụ nhiệt được ít hơn các hành tinh khác.
Những thông tin chi tiết về 8 hành tinh trong hệ mặt trời trong bài viết đã cho các bạn có thêm nhiều thông tin hơn về đặc điểm, khối lượng cũng như hoạt động của các hành tinh. Để tìm hiểu thêm các kiến thức mở rộng khác, bạn đọc có thể tham khảo các bài viết sau của chúng tôi.