Hệ Mặt trời gồm 8 hành tinh quay quanh theo các quỹ đạo ellip gần tròn. Gồm Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. Hành tinh xa Trái đất nhất trong hệ Mặt trời là hành tinh nào?.
Các hành tinh gần nhất với Mặt trời là Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa, chúng nhỏ nhất và gần Mặt trời nhất.
Hành tinh xa Trái đất nhất trong hệ Mặt trời
Đó là sao Hải Vương, hành tinh lạnh nhất trong hệ Mặt Trời. Hải Vương tinh (Neptune) được đặt tên theo vị thần biển cả trong thần thoại La Mã.
Xem thêm: Lý giải vì sao Diêm Vương tinh không thuộc Hệ Mặt Trời?
Sao Hải Vương quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời ở khoảng cách trung bình 30,1 AU, bằng khoảng 30 lần khoảng cách Trái Đất – Mặt Trời. Hành tinh sao Hải Vương ở vị trí xa gấp 30 lần so với khoảng cách Trái Đất tính từ Mặt Trời.
Sao Hải Vương hiện là hành tinh xa nhất tính từ Mặt Trời vì sao Diêm Vương không còn được tính là hành tinh vào năm 2006. Sao Hải Vương có khối lượng gấp 17 lần Trái Đất và hơi lớn hơn khối lượng của sao Thiên Vương (xấp xỉ bằng 15 lần của Trái Đất).
Sao Hải Vương hay Hải vương tinh được phát hiện nhờ những cơn gió mạnh nhất, còn nhanh hơn cả tốc độ âm thanh. Trước khi nó được phát hiện, hành tinh này được dự đoán sự tồn tại bằng cách sử dụng toán học.
Các hành tinh lùn: Ceres, Pluto, Haumea, Makemake và Eris đều có quỹ đạo nằm ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương.
Cấu tạo của sao Hải Vương
Sao Hải Vương có cấu tạo tương tự như sao Thiên Vương. Khí quyển của sao Hải Vương chứa hiđrô và heli, cùng một số ít các hidrocarbon, nitơ. Tuy nhiên khí quyển của nó chứa tỷ lệ lớn hơn các phân tử như nước, amoniac, và methane. Sao Hải Vương như hành tinh băng đá nằm trung gian giữa Trái Đất và các hành tinh khí khổng lồ khổng lồ.
Lõi của sao Hải Vương có thành phần bao gồm silicat, sắt, nikel, có khối lượng theo mô hình hóa bằng 1,2 lần khối lượng Trái Đất.
Khí quyển của sao Hải Vương chứa 80% hiđrô và 19% heli, có một lượng nhỏ phân tử mêtan. Khí quyển sao Hải Vương chia ra thành hai vùng chính đó là tầng đối lưu ở phía dưới có nhiệt độ giảm theo cao độ và tầng bình lưu ở phía trên có nhiệt độ tăng theo cao độ.
Quỹ đạo của sao Hải Vương
Theo nghiên cứu, mặt phẳng quỹ đạo elip của sao Hải Vương nghiêng 1,77° so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất. Khoảng cách trung bình giữa sao Hải Vương và Mặt Trời là 4,5 tỷ km, chu kỳ quỹ đạo bằng 164,79 năm Trái Đất thay đổi trong khoảng ±0,1 năm. Quỹ đạo của sao Hải Vương có ảnh hưởng lớn đến các vùng bên ngoài quỹ đạo hành tinh này.
Khí hậu trên sao Hải Vương
Khí hậu sao Hải Vương là hành tinh lạnh nhất trong Hệ Mặt Trời với nhiệt độ trung bình là âm 214 độ C. Theo NASA, sao Hải Vương tỏa ra nhiều ánh sáng hơn là hấp thụ từ Mặt Trời.
Xem thêm: Sao hỏa cách trái đất bao xa?
Sao Hải Vương có những vành đai như sao Thổ, nhưng những vành đai này được tạo thành từ bụi và băng. Mùa hè trên sao Hải Vương kéo dài 40 năm, có nhiệt độ trong thời gian này ở khoảng âm 200 độ C.
Sao Hải Vương có 14 Mặt trăng, tốc độ gió trên sao Hải Vương có thể lên tới hơn 2.000 km/h. Một chuyến đi từ Trái Đất đến sao Hải Vương sẽ mất tối thiểu 3.590 ngày, tương đương 9 năm Trái đất.
Một ngày trên sao Hải Vương chỉ dài hơn 16 tiếng, tuy nhiên, 1 năm trên sao Hải Vương bằng 164 năm trên Trái Đất. Theo NASA, khoảng cách từ sao Hải Vương tới Mặt Trời là hơn 45 tỷ km. Chúng ta không thể quan sát sao Hải Vương bằng mắt thường từ Trái Đất. NASA đã thông báo về ý định phóng 1 tàu thăm dò tới đây vào năm 2035 nhưng hiện tại vẫn chưa có kế hoạch thăm dò hành tinh này.
Hành tinh xa Trái đất nhất Sao Hải Vương hiện vẫn có một cơn bão diễn ra liên tục gọi là vết tối lớn khiến cơn bão này trở nên bất thường. Cơn bão này có kích thước bằng với Trái Đất.