Một nghiên cứu được công bố trên Astronomy Journal cho thấy hành tinh màu tím là một bí ẩn tuyệt đẹp, nó cách chúng ta khoảng 30 năm ánh sáng, quay quanh ngôi sao lùn đỏ trong chòm Vela. Hành tinh này có bán kính gấp 3,65 lần Trái Đất và nặng hơn 15,4 lần.
Hành trình phát hiện hành tinh màu tím
Thợ săn ngoại hành tinh Tess của NASA đã phát hiện ra hành tinh màu tím (TOI-1231b). Một số đài thiên văn mặt đất cũng xác nhận được nó, song đến nay vẫn chưa có thiết bị nào đủ sức nhìn vào thế giới thực bên trong đám mây dày đặc của hành tinh màu tím khổng lồ và mịn màng.
Xem thêm: Tổng quan về 8 hành tinh trong hệ mặt trời
Được biết, nhiệt độ ở hành tinh màu tím khá nóng nực, nó có thể lên tới 57 độ C. Tuy nhiên, so với các thế giới ngoài hành tinh khác thì nhiệt độ này vẫn ở mức ôn hoà. Điều này giúp nó trở thành một trong những ngoại hành tinh mát nhất, nhỏ nhất mà các nhà thiên văn có thể nghiên cứu được khí quyển.
Theo Science Daily, hành tinh màu tím có dạng khí, khá giống Sao Hải Vương trong hệ mặt trời, song kích thước nhỏ hơn. Nó có thể mang một bầu khí quyển hydro helium, hydro lớn hoặc một bầu khí quyền hơi nước dày đặc.
Hành tinh màu tím có tồn tại sự sống?
Theo nhiều nhà nghiên cứu, màu “oải hương” là dấu hiệu cho thấy tồn tại của sự sống. Thuở sơ khai, trái đất cũng có màu tím và các hành tinh có dấu hiệu tồn tại sự sống cũng vậy. Màu tím là màu được các sinh vật nguyên thuỷ lựa chọn để thấp thu năng lượng mặt trời.
Cho đến nay, việc khai thách ánh sáng qua sắc tố tím vẫn được thực hiện trong nhiều loại vi khuẩn và sinh vật đơn bào thuộc nhóm Archea. Những vi sinh vật màu tím được phát hiện ở nhiều nơi, từ thung lũng khô cằn cho đến đại dương bao la hay Nam cực lạnh giá. Đặc biệt, các sắc tố tím còn được tìm thấy trong hệ thống thị giác của nhiều loài động vật và nó còn xuất hiện rất sớm trên cây sự sống.
Xem thêm: Vì sao hành tinh Trái đất được gọi là hành tinh xanh?
Trong một nghiên cứu tìm kiếm sự sống trong vũ trụ, các nhà thiên văn học đã mô phỏng các hành tinh có thể tồn tại sự sống bằng cách tái hiện lịch sử sinh học của Trái đất. Họ đưa ra dự đoán nếu muốn liên lạc với người ngoài hành tinh, chúng ta nên tập trung tìm kiếm và khám phá hành tinh màu tím.
Năm 2011, sau khi nghiên cứu các nhà thiên văn học cho rằng, 50% ngôi sao nhỏ đỏ tồn tại theo cặp nhị phân và hơn 25% các ngôi sao có cấu trúc giống mặt trời. Do đó, có thể có hành tinh trong quỹ đạo xung quanh hệ thực vật hoặc động, người ngoài hành tinh, hoặc dạng sự sống nào đó mà chúng ta tìm ra, sẽ được tiếp xúc với một lớp phổ quang rộng với bước sóng tia cực tím.
Thực tế, đây không phải là lần đầu các nhà khoa học thảo luận về khả năng tìm thấy sự sống trên các hành tinh màu tím. Hy vọng rằng, trong tương lai thế giới sẽ có nhiều công cụ quan sát ngoài hành tinh tối tân hơn để chúng ta có thể khai phá thế giới màu tím bí ẩn này.