
Tìm hiểu về kiến thức thiên văn học đem lại cho chúng ra nhiều khám phá thú vị và bổ ích. Hãy đồng hành cùng chúng tôi để giải đáp: Hệ mặt trời là gì để có thêm những thông tin hữu ích nhé.
1. Hệ mặt trời là gì?
Hệ Mặt Trời nằm trong dải Ngân Hà, một thiên hà xoắn ốc, với đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng và chứa khoảng 200 tỷ ngôi sao. Hệ Mặt Trời (hay còn gọi là Thái Dương Hệ) là 1 hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của 1 đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm.
Hệ mặt trời là gì?
Mặt trời đóng vai trò cung cấp năng lượng và ánh sáng cho các hành tinh xung quanh nó. Mặt trời hoạt động không ngừng với những phản ứng nhiệt, phản ứng hạt nhân sinh ra một nguồn nhiệt cực lớn, từ đó sinh ra lực hấp dẫn và năng lượng để các hành tinh khác quay quanh nó. Các hành tinh có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng đạo.
Hệ gồm 4 hành tinh nhỏ vòng trong: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa
Các hành tinh lớn vòng ngoài bao gồm: Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương
Vùng bên ngoài hệ mặt trời là gì? Sao Hải Vương là hành tinh xa nhất hệ mặt trời, vùng bên ngoài sao Hải Vương chứa các vật thể nhỏ mà thành phần chính là băng và đá (vật thể lớn nhất chỉ có đường kính chỉ bằng 1/5 so với đường kính của Trái Đất và khối lượng nhỏ hơn nhiều so với Mặt Trăng). CÁc vùng ngoài là những vùng còn chưa được thám hiểm nhiều, còn rất nhiều điều bí ẩn chưa được khám phá.
Bên ngoài hệ mặt trời là gì?
2. Hệ mặt trời có bao nhiêu hành tinh?
Hệ mặt trời tiếng anh là gì? Tên tiếng anh của Hệ mặt trời là Solar system. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn về các hành tinh trong hệ mặt trời.
Sao Thủy/ Mercury
Là hành tinh nhỏ nhất và gần nhất với Mặt trời. Khối lượng bằng 0,055 lần khối lượng Trái Đất. Sao Thủy hầu như không có khí quyển do các nguyên tử trong bầu khí quyển của nó đã bị gió Mặt Trời thổi bay ra ngoài không gian đồng thời sao Thủy không có vệ tinh tự nhiên.
Sao Kim/ Venus
Sao Kim có khối lượng gần với khối lượng Trái Đất, (với khối lượng bằng 0,815 lần khối lượng Trái Đất). Đứng vị trí thứ 2 trong hệ Mặt trời, nhưng được gọi là hành tinh nóng nhất với nhiệt độ của bầu khí quyển trên 400 °C, nguyên nhân chủ yếu là do hiệu ứng nhà kính của bầu khí quyển. Sao Kim khô hơn Trái Đất rất nhiều và mật độ bầu khí quyển của nó gấp 90 lần mật độ bầu khí quyển của Trái Đất. Sao Kim cũng không có vệ tinh tự nhiên.
Trái Đất/ Earth
Là hành tinh thứ 3 trong Hệ Mặt Trời, hành tinh đẹp nhất và là hành tinh duy nhất cho đến nay được cho là có tồn tại sự sống. Trái Đất có 1 vệ tinh tự nhiên là Mặt Trăng, nó là vệ tinh tự nhiên lớn nhất trong số các vệ tinh của các hành tinh đá trong hệ Mặt Trời.
Sao Hỏa/ Mars
Sao Hỏa là hành tinh có cấu tạo gần giống Trái Đất nhất. Sao Hỏa còn được gọi với cái tên khác là “hành tinh đỏ” (Red planet) bởi bề mặt được bao phủ bằng một màu đỏ của sắt oxit.
Hệ mặt trời tiếng anh là gì?
➤ Xem thêm: Sự hình thành vũ trụ và hệ mặt trời diễn ra như thế nào?
Sao Mộc/ Jupiter
Là hành hình có khối lượng lớn nhất, với khối lượng bằng 318 lần khối lượng Trái Đất và bằng 2,5 lần tổng khối lượng của 7 hành tinh còn lại.
Sao Thổ/ Saturn
Sao Thổ có khối lượng bằng 1/3 Sao Mộc và gấp 95 lần khối lượng Trái Đất. Vành đai Sao Thổ chứa bụi cũng như các hạt băng và đá nhỏ. Sao Thổ có 62 vệ tinh tự nhiên được xác nhận, và là vệ tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có tồn tại 1 bầu khí quyển đáng kể.
Sao Thiên Vương/ Uranus
Là hành tinh thứ 7 trong hệ mặt trời, với nhiệt độ lạnh nhất là -224 độ C
Sao Hải Vương/ Neptune
Hành tinh xa nhất Hệ mặt trời, nhiệt độ -221,4 độ C.
Như vậy bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi: Hệ mặt trời là gì? Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin bổ ích và thú vị về thiên văn học.