Hành tinh nào lớn nhất trong hệ mặt trời? Bên trong có gì khác biệt với Trái Đất? Con người có thể sinh sống ở đó không? Tất cả những bỉ ẩn của hành tình lớn nhất trong hệ mặt trời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Hành tinh nào lớn nhất trong hệ mặt trời?
Sở hữu kích thước đường kính 142.796 km, Sao Mộc chính là hành tinh lớn nhất hệ mặt trời. Bên cạnh đó về trọng lượng và thể tích Sao Mộc cũng đứng top 1 trong danh sách 8 hành tinh xoay quanh mặt mời. Nó có trọng lượng gấp 318 lần Trái Đất và thể tích gấp 1.321 lần Trái Đất.
Sao Mộc được phát hiện lần đầu tiên bởi các nhà thiên văn thời La Mã cổ đại thông qua việc quan sát bầu trời bằng mắt thường. Gắn với thần thoại và tín ngưỡng tôn giáo của nhiều nền văn hóa, Sao Mộc được người La Mã tôn kính đặt theo tên của thủ lĩnh các vị thần – Jupiter.
Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời nó có thể chứa hơn 1300 Trái Đất bên trong
>>>Click ngay: Khám phá vũ trụ các hành tinh trong hệ mặt trời
Trong thần thoại Hy Lạp cổ đại thần Jupiter hay còn gọi là thần Zues chính là chúa tể của các vị thần, người nắm giữ và điều khiển sức mạnh của sấm sét. Được đặt theo tên của đấng quyền năng tối cao nên người ta còn ví Sao Mộc như chúa tể của các hành tinh trong hệ mặt trời.
Hành tinh lớn nhất hệ mặt trời có gì bí ẩn?
Là quả cầu khí khổng lồ
Khác với những hành tinh trong hệ mặt trời đa số được cấu tạo bằng các loại vật chất rắn, hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời chính là một quả cầu khí khổng lồ. Sao Mộc không có cái gọi là bề mặt theo cách mà chúng ta hay tưởng tượng đến những bề mặt rắn, chứa đầy đất đá. Sao Mộc là những khối gas
Từ thuở sơ khai các vật chất cấu tạo nên lớp vỏ Sao Mộc chỉ gồm 2 nguyên tố chính là Hydro là Heli cùng một phần nhỏ các khí khác như Metan, Amoniac. Bên trong lớp vỏ khí là lõi chứa Hydro có đặc tính như kim loại dày đặc. Ở giữa lõi và vỏ của Sao Mộc là lớp Hydro lỏng có thể chuyển sang dạng khí.
Hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời Sao Mộc là quả cầu khí khổng lồ
Càng đi sâu vào trung tâm Sao Mộc, nhiệt độ sẽ càng tăng lên, và áp suất cũng sẽ càng lớn. Vùng lõi Sao Mộc có áp suất khoảng 2 triệu bar và nhiệt độ tương tự như nhiệt độ của mặt trời. Vì vậy đến hiện tại cũng chưa có công nghệ nào có thể xác định chính xác những nguyên tố trong lõi của hành tinh lớn nhất hệ mặt trời.
Những đặc điểm cấu tạo khí quyển của Sao Mộc khá giống so với mặt trời. Nếu kích thước Sao Mộc lớn hơn 80 lần so với hiện tại, nó sẽ trở thành một ngôi sao có thể tự phát sáng chứ không phải là một hành tinh như hiện tại.
Hành tinh có từ trường cực mạnh
So với tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời, Sao Mộc chính là hành tinh có từ trường mạnh nhất. Các nhà khoa học ước tính từ trường tại Sao Mộc có thể lớn gấp 20.000 lần từ trường ở Trái Đất.
Từ trường tại Sao Mộc cực mạnh, khoảng hơn 20.000 lần so với Trái Đất
>>>Xem thêm: Sự hình thành vũ trụ và hệ mặt trời diễn ra như thế nào?
Từ trường trên Sao Mộc thể “tóm” các điện tích trong một vành đai của các electron và những hạt mang điện khác, tác động lên những vệ tinh và những vành đai với mức độ 1000 lần vượt quá sức chịu đựng của con người. Thậm chí có thể gây thiệt hại đến những tàu thăm dò được bảo vệ kỹ càng như tàu thăm dò Galileo của NASA.
Nguyên nhân dẫn đến sự mạnh bất thường của từ trường trên Sao Mộc chính là do hành tinh này có tốc độ quay quanh trục nhanh nhất trong các hành tinh quay quanh mặt trời. Điều này làm cho lớp Hydro dưới áp suất cao chuyển sang dạng lỏng sẽ cuộn xoáy, từ đó tạo ra từ trường cực mạnh.
Vết đỏ lớn – Great Red Spot
Trong quá trình khám phá những bí ẩn của hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời có lẽ phát hiện đáng chú ý nhất chính là “Vết đỏ lớn”. Không xác định được chính xác thời gian xuất hiện của “Vết đỏ lớn” tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng rất có khả năng nó đã tồn tại từ cách đây hơn 300 năm.
Vệt đỏ lớn (Great Red Spot) tồn tại hơn 300 năm trên Sao Mộc
Vết đỏ lớn thực chất là một cơn bão hình Oval quay ngược chiều với chiều tự quay của Sao Mộc. Đường kính của nó lớn đến mức có thể bao phủ 2 – 3 hành tinh bằng Trái Đất. Tốc độ xoay tại rìa của cơn bão có thể đạt 360 Km/h và xoay ngược chiều so với tâm bão.
Các hình ảnh theo dõi được từ vệ tinh cho thấy những cơn bão có hình dạng như “Vết đỏ lớn” cũng chính là đặc trưng của khí quyển của hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời. Màu sắc của các cơn bão cũng cho biết nhiệt độ của chúng. Các cơn bão màu trắng sẽ có nhiệt độ thấp còn cơn bão có màu nâu sẽ ấm và nóng hơn. Cơn bão trên Sao Mộc có thể tồn tại từ vài giờ đến hàng thế kỷ.
Hành tinh có nhiều vệ tinh nhất
Tính đến thời điểm năm 2018, hành tinh lớn nhất hệ mặt trời – Sao Mộc – có đến 79 vệ tinh tự nhiên. Là hành có nhiều vệ tinh nhất trong hệ mặt trời. Các vệ tinh tự nhiên của Sao Mộc được chia thành 7 nhóm. Trong đó có 63 vệ tinh có đường kính bé hơn 10 km, 5 vệ tinh không quan sát được. Bốn vệ tinh lớn nhất được khám phá bởi Galileo Galilei vào thế kỷ XVII và được liệt chung vào một nhóm có tên: Io, Europa, Ganymede, Callisto.