Các hành tinh trong hệ mặt trời chỉ là một phần rất bé của vũ trụ bao la rộng lớn, tuy nhiên trong đó ẩn chứa rất nhiều điều kỳ bí mà cho đến bây giờ con người vẫn chưa thể khám phá hết.
Thứ tự các hành tinh trong hệ mặt trời
Trước khi tìm hiểu thứ tự các hành tinh trong hệ mặt trời chúng ta cần hiểu rõ Hệ mặt trời là gì?
Hệ mặt trời hay còn gọi là Thái dương hệ chính là hệ hành tinh có Mặt trời ở trung tâm và các thiên thể xoay quanh nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt trời. Theo thông tin từ các nhà khoa học, Hệ mặt trời được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm.
Năm 1930 Sao Diêm Vương được phát hiện từ đó nhân loại biết đến hệ mặt trời với 9 hành tinh. Tuy nhiên sau rất nhiều tranh cãi, đến năm 2006 Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (International Astronomical Union) đã đi đến thống nhất gọi Sao Diêm Vương là “hành tinh lùn” (Pluto) và loại nó ra khỏi danh sách các hành tinh trong hệ mặt trời.
Click ngay để biết chính xác mặt trời mọc hướng nào!
Theo các bằng chứng mới nhất mà NASA cung cấp, khả năng xuất hiện của hành tinh thứ 9 là rất lớn, nó có kích thước gấp khoảng 10 lần trái đất và khối lượng hơn 5000 lần so với sao Diêm Vương.
Thứ tự các hành tinh trong hệ mặt trời từ gần đến xa: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương và “hành tinh thứ 9”
Nếu hành tinh thứ 9 xuất hiện thì nó sẽ được gọi là Diêm Vương tinh, Diêm Vương tinh thực sự đã bị loại ra khỏi danh sách các hành tinh trong hệ mặt trời vì độ nghiêng quá lớn và quỹ đạo có hình elip.
Tên các hành tinh trong hệ mặt trời tiếng anh
- Sao thủy: Mercry
- Sao Kim: Venus
- Trái Đất: Earth
- Sao Hỏa: Mars
- Sao Mộc: Jupiter
- Sao Thổ: Saturn
- Sao Thiên Vương: Uranus
- Sao Hải Vương: Neptune
Nhóm hành tinh trong hệ mặt trời
Mặt trời đóng vai trò trung tâm và là nguồn cung cấp năng lượng ánh sáng cho toàn bộ các hành tinh trong hệ mặt trời. Giống như một lò phản ứng hạt nhân, trên mặt trời liên tục xảy ra những phản ứng sinh nhiệt lan tỏa đến các hành tinh khác trong hệ. Trong quá trình phản ứng hạt nhân, mặt trời sinh ra năng lượng và tạo ra lực hấp dẫn.
Trong hệ mặt trời các hành tinh được chia làm 3 nhóm:
Nhóm các hành tinh trái đất (Terrestrial planets) gồm có 4 hành tinh gần mặt trời nhất là Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa. Theo hình ảnh các hành tinh trong hệ mặt trời do NASA cung cấp, những hành tinh này có bề mặt toàn bộ là đá. Trong Thái dương hệ, Sao Diêm Vương cũng có bề mặt rắn nhưng không được liệt kê vào cùng nhóm các hành tinh trái đất.
Nhóm các hành tinh kiểu sao mộc (Jovian planets) nằm bên ngoài gồm có 4 hành tinh: Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. Các hành tinh này được chia vào nhóm các hành tinh kiểu Sao Mộc vì có kích thước rất lớn so với các hành tinh Trái Đất và có khí trong tự nhiên chứ không phải bề mặt đá, mặc dù một số hoặc toàn bộ chúng đều có thể có lõi rắn.
>>>Xem thêm: Sự hình thành vũ trụ và hệ mặt trời diễn ra như thế nào?
Trong nhóm các hành tinh kiểu Sao Mộc, có 2 hành tinh khí khổng lồ đó là Sao Mộc và Sao Thổ bên trong toàn bộ là khí. Ngoài cùng đó chính là 2 hành tinh nước đá khổng lồ là Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương, chứa băng đá. Trên 4 hành tinh nhóm này nguyên tố chủ yếu là khí Heli và Hydro.
Nhóm các hành tinh lùn
Theo định nghĩa của Hiệp hội Thiên văn quốc tế (IAU) hành tinh lùn có các đặc điểm sau:
- Không phải vệ tinh tự nhiên của một hành tinh hay các vật thể khác trong hệ mặt trời
- Quỹ đạo quanh mặt trời
- Khối lượng đủ lớn để trọng trường của nó thắng lực vật rắn, tạo nên hình dạng cân bằng thủy tĩnh (gần với hình cầu)
- Những vật thể khác nằm trên quỹ đạo chưa được dọn sạch
Các hành tinh thuộc nhóm các hành tinh lùn thường có kích thước nhỏ và quỹ đạo khác thường do phải chia sẻ không gian của mình với rất nhiều vật thể khác.
Các hành tinh lùn trong Thái dương hệ bao gồm:
- Sao Diêm Vương – Là hành tinh lùn lớn nhất trong hệ mặt trời bị loại khỏi danh sách hành tinh thực gây nhiều tranh cãi.
- Eris – Là hành tinh lùn lớn thứ 2 trong Hệ mặt trời, Được phát hiện từ bức ảnh chụp vào năm 2003. Do đó trước đây còn có tên gọi là 2003 UB313
- Makemake – Là hành tinh xếp thứ 3 về kích thước trong nhóm các hành tinh lùn, nhiệt độ trên bề mặt cực kỳ thấp.
- Haumea – Là hành tinh có hình dáng rất đặc biệt với chiều dài gấp đôi chiều rộng tuy nhiên vẫn đảm bảo cân bằng thủy tĩnh
- Sendna – Theo quan điểm của một số nhà khoa học, Sendna đảm bảo điều kiện của hành tinh lùn nhưng IAU chưa chính thức công nhận.
- Ceres – Được phát hiện và xem là hành tinh năm 1801 sau đó được xem là tiểu hành tinh.