Sao Thủy hay còn gọi là Mercury là hành tinh nhỏ nhất trong hệ mặt trời. Kể từ thời điểm con tàu thăm dò Sao Thủy gửi những hình ảnh đầu tiên về Trái Đất, những điều thú vị về hành tinh nhỏ nhất trong hệ mặt trời này đã thôi thúc các nhà khoa học cất công khám phá để tìm ra điều bí ẩn.
Xem thêm:
- Hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời có gì bí ẩn?
- Khám phá vũ trụ: Các hành tinh trong hệ mặt trời
- Sự hình thành vũ trụ và hệ mặt trời diễn ra như thế nào?
Hành tinh có ngày dài bằng 2/3 năm
Thời gian để hoàn thành một chy kỳ xoay quanh mặt trời của Sao Thủy là khoảng 88 ngày Trái Đất. Bên cạnh đó để hoàn thành một vòng tự quay quanh trục Sao Thủy cần đến 58 ngày Trái Đất.
Điều này có nghĩa là một năm trên Sao Thủy rất ngắn chỉ 88 ngày so với 365 ngày ở Trái Đất còn một ngày trên Sao Thủy lại dài dằng dặc, gần bằng 2 tháng so với trên Trái Đất.
Nếu có thể sống trên Sao Thủy thì đây quả là một điều rất thú vị khi trải qua một ngày đêm đã là 2/3 năm.
Hành tinh gần mặt trời nhất
Không những là hành tinh nhỏ nhất trong hệ mặt trời, Sao Thủy còn là hành tinh có vị trí gần mặt trời nhất trong tất cả các hành tinh. Quãng đường từ Sao Thủy đến mặt trời chỉ vỏn vẹn 57,91 triệu kilomet. Nghe có vẻ khá lớn nhưng trong không gian vũ trụ với đơn vị tính khoảng cách là “năm ánh sáng” thì chỉ mất 3,2 phút để ánh sáng có thể chiếu rọi từ mặt trời đến Sao Thủy.
Không chỉ là hành tinh nhỏ nhất trong hệ mặt trời, Sao Thủy còn là hành tinh gần mặt trời nhất
Hành tinh có biên độ nhiệt rất lớn
Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm trên sao thủy là 600oC. Vì gần mặt trời nhất nên hành tinh nhỏ nhất hệ mặt trời này hứng chịu nhiệt lượng lớn nhất từ mặt trời. Bên cạnh đó kích thước bé nên bầu khí quyển rất mỏng, do đó Sao Thủy không thể giữ nhiệt. Chính vì thê nhiệt độ dao động giữa ngày và đêm trên Sao Thủy rất lớn.
Một nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng đến biên độ nhiệt lớn của Sao Thủy đó là khoảng cách ngày và đêm quá dài. Từ đêm chuyển sang ngày mất khoảng 29 ngày. Do đó tại một điểm trên Sao Thủy sẽ có lúc nhận được và không nhận được nhiệt lượng của mặt trời trong 29 ngày. Chính điều này khiến nhiệt độ ban ngày lên đến 427oC và ban đêm có thể hạ xuống -173oC.
Mỏ kim loại lớn nhất hệ mặt trời
Là em út trong 8 anh em, Sao Thủy chỉ có kích thước đường kính 4.879 km, chỉ bằng 0,383 lần đường kính Trái Đất. Cấu tạo của bề mặt Sao Thủy cũng khá giống với Trái Đất chủ yếu từ đất đá. Bề mặt có nhiều hố to nhỏ, lởm chởm và được bao phủ bởi dung nham khô. Đây là kết quả của núi lửa phun trào trong quá khứ.
Từng có giả thiết cho rằng mặt trời hiện tại của Trái Đất chính là một phần của Sao Thủy tách ra
Vật chất cấu tạo nên nên Sao Thủy chiếm đến 70% là kim loại và 30% là silicat. Phần lõi của Sao Thủy chứa nhiều sắt hơn bất kỳ hành tinh nào trong hệ mặt trời. Có khá nhiều giả thiết của các nhà khoa học đưa ra để để lý giải cho điều này. Trong đó giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất cho rằng Sao Thủy ban đầu có tỉ lệ silicat-kim loại giống với các thiên thạch chondrit phổ biến, được cho là vật chất tạo đá đặc trưng của Hệ Mặt Trời.
Được đặt tên theo thần đưa tin của người La Mã
Sao Thủy mà chúng ta vẫn thường gọi là tên theo ngũ hành do Trung Quốc Đặt. Thủy chính là một trong 5 nguyên tố ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.
Sự tồn tại của Sao Thủy đã được người Sume phát hiện từ rất sớm, khoảng 3000 năm TCN khi quan sát bầu trời thiên văn bằng mắt thường. Khi đó con người chỉ có thể nhìn thấy Sao Thủy vào rạng sáng hoặc chiều tối vì quỹ đạo của nó nằm trong quỹ đạo chuyển động của Trái Đất.
Hành tinh nhỏ nhất trong hệ mặt trời Mecury được đặt theo tên của thần đưa tin Mecurius
Đến thời La Mã, các nhà thiên văn đã khám phá ra tốc độ quỹ đạo nhanh bất thường của Sao Thủy, do đó đã lấy tên của thần Mercurius – vị thần liên lạc và đưa tin trong thần thoại, để đặt cho nó. Cho đến ngày nay thế giới vẫn gọi Sao Thủy là Mercury.