Chúng ta chắc hẳn cũng đã từng được nghe qua về hệ mặt trời, vậy chúng ta đã bao giờ nghĩ rằng hệ mặt trời có bao nhiêu hành tinh không? Và hành tinh đứng đầu tiên trong hệ mặt trời là hành tinh nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Hành tinh đứng đầu tiên trong hệ mặt trời là?
Sao Thủy là hành tinh nằm gần nhất với Mặt trời, chỉ lớn hơn so với Mặt trăng của Trái đất một chút. Mặt ban ngày của nó bị hơ nóng bởi ánh nắng mặt trời, có thể đạt 450 độ C (840 độ F), nhưng vào ban đêm, nhiệt độ hạ xuống âm đến hàng trăm độ, dưới mức đóng băng. Sao Thủy hầu như không có không khí để hấp thụ các tác động của thiên thạch, vì vậy bề mặt của nó bị “rỗ” với nhiều hố lớn, giống như mặt trăng. Trải qua nhiệm vụ bốn năm, tàu vũ trụ MESSENGER của NASA đã tiết lộ quang cảnh của các hành tinh đó đã thách thức những kỳ vọng của các nhà thiên văn học.
Xem thêm: Hành tinh bé nhất trong hệ mặt trời
- Phát hiện: Được biết đến bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại và có thể quan sát bằng mắt thường.
- Đặt tên theo: Sứ giả của các vị thần La Mã
- Đường kính: 4.878 km
- Quỹ đạo: 88 ngày Trái đất
- Ngày: 58,6 ngày Trái đất
Vị trí của sao thủy
Trên hành tinh Trái đất của chúng ta, nhiệt độ thay đổi theo mùa là do độ nghiêng của trục hành tinh. Nếu Nam bán cầu nằm gần Mặt trời hơn Bắc bán cầu thì mùa xuân và mùa hè sẽ thay bằng mùa thu và mùa đông. Nhưng về cơ bản, hành tinh sao Thủy không nghiêng, nghĩa là các bán cầu không có sự khác biệt đáng kể về nhiệt độ.
Điều đó cho phép sao Thủy, hành tinh nằm gần nhất với Mặt trời, giữ băng trên bề mặt của nó. Các phần của hai cực không bao giờ nhìn thấy ánh sáng mặt trời, dẫn đến việc các nhà khoa học hàng đầu đưa ra giả thuyết rằng băng (nước) có thể tồn tại trên hành tinh sao Thủy. Các quan sát từ Trái đất vào năm 1991 xác định những vệt sáng bất thường tương ứng với các vết lõm được chiếu sáng bởi Mariner 10 trong những năm 1970.
Khi tàu vũ trụ MESSENGER của NASA nghiên cứu cực bắc vào năm 2011, khẳng định rằng các đặc tính ánh sáng radar tại hai cực phù hợp với các vùng tối. Năm 2012, tàu vũ trụ MESSENGER đã sử dụng một kỹ thuật được gọi là quang phổ neutron để đo nồng độ hydrô trung bình trong những khu vực radar ánh sáng, tăng thêm các chứng cứ về nước.
Xem thêm: Hành tinh giống trái đất nhất
Ngày 29 tháng 11 năm 2012, NASA công bố xác nhận các hình ảnh chụp từ không gian của tàu vũ trụ MESSENGER đã phát hiện các hố va chạm ở cực bắc có chứa băng nước.
Cấu trúc của sao thủy
Các nhà địa chất học ước tính rằng lõi của Sao Thủy chiếm khoảng 42% thể tích của nó so với của Trái Đất bằng 17%. Nghiên cứu gần đây đề xuất rằng Sao Thủy có lõi nóng chảy. Bên ngoài lõi là lớp manti có bề dày từ 500–700km bao gồm chủ yếu là silicat. Theo dữ liệu từ tàu Mariner 10 gửi về và những quan sát từ Trái Đất, các nhà khoa học tính được lớp vỏ Sao Thủy dày 100–300 km.
Lõi của Sao Thủy chứa nhiều sắt hơn bất kỳ hành tinh nào khác trong Hệ Mặt Trời. Trong lịch sử sơ khai của Hệ Mặt Trời, Sao Thủy có thể đã va chạm với một vi hành tinh có khối lượng bằng 1/6 nó và có đường kính hàng trăm km.
Cú va chạm có thể thực tế đã cuốn đi phần lớn những vật liệu nguyên thủy của lớp vỏ Sao Thủy và manti, để lại phần lõi có thể tích tương đối lớn. Quá trình tương tự, các nhà khoa học hành tinh gọi là giả thiết vụ va chạm khổng lồ, nhằm đề xuất để giải thích sự hình thành Mặt Trăng của Trái Đất.
Trên đây là những thông tin về hành tinh đứng đầu tiên trong hệ mặt trời là hành tinh nào, bài viết chắc hản đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc.