Công nghệ thông tin phần mềm là gì? Học công nghệ thông tin ra trường làm gì? Có dễ xin việc không? Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ngay dưới đây.
Ngành công nghệ thông tin phần mềm là gì?
Công nghệ thông tin có tên tiếng anh là IT – Information Technology. Đây là một thuật ngữ bao gồm các nhân tố là phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và tất các các công việc liên quan đến xử lý dữ liệu, lưu trữ, trao đổi và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau.
Nói tóm lại nghệ thông tin phần mềm là việc áp dụng các công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, lưu trữ, khai thác thông tin và truyền dẫn thông tin. Theo học ngành công nghệ thông tin phần mềm bạn sẽ được trang bị các khối kiến thức chuyên sâu về công nghiệp phần mềm, bao gồm: kỹ năng vận dụng các công cụ phần mềm vào việc hỗ trợ phát triển các phần mềm khác và quy trình phát triển phần mềm.
Công nghệ thông tin ứng dụng phần mềm
Các bạn sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức có liên quan đến việc: thu thập yêu cầu, thiết kế, lập trình, phân tích, kiểm thử, vận hành và bảo trì phần mềm.
Học công nghệ thông tin phần mềm ra trường làm gì?
- Đối với các bạn lựa chọn ngành Thiết kế đồ họa bạn có thể làm việc trong các công ty, doanh nghiệp chuyên về thiết kế đồ họa chủ yếu là phần mềm Photoshop, Illustrator,…. Làm việc ở các công ty về game, các công ty về xây dựng front-end cho website hay các studio ảnh.
- Đối với các bạn theo học ngành kỹ thuật phần mềm sau khi ra trường có thể làm các công việc, doanh nghiệp với các vị trí như lập trình viên, kiểm thử phần mềm, Kĩ sư cầu nối, đảm bảo chất lượng phần mềm, Giám đốc kỹ thuật, Quản trị dự án.
- Đối với các bạn theo học ngành Mạng máy tính sau khi ra trường bạn sẽ làm việc trong các công ty có thể triển khai hệ thống mạng nội bộ, mạng không dây hoặc lựa chọn trở thành các kỹ sư cầu nối về mạng.
- Đối với các bạn theo học ngành An toàn thông tin sau khi ra trường bạn có thể lựa chọn các công việc như: Chuyên viên quản trị bảo mật máy chủ và mạng, Chuyên viên phân tích, tư vấn, Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu, thiết kế hệ thống thông tin đảm bảo an toàn, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống, Chuyên viên kiểm tra, Chuyên gia rà soát lỗ hổng, Chuyên gia lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin, Chuyên gia phân tích mã độc và ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính…
Do vậy, các bạn sinh viên theo học ngành công nghệ thông tin sau khi ra trường sẽ không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề việc làm.
>>> Tham khảo thêm: Thông tin về các chương trình học thạc sĩ công nghệ thông tin ở các trường
Những tố chất cần thiết của sinh viên để theo học ngành công nghệ thông tin?
Để có thể học tốt ngành Công nghệ thông tin và có thể tìm kiếm được công việc tốt sau khi ra trường bạn cần có những tố chất sau:
Đam mê công nghệ
Đây là một trong những nhân tố chất quan trọng hàng đầu giúp cho các bạn có thể dễ dàng làm quen và hòa nhập tốt vào thế giới công nghệ. Làm như vậy, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy chán nản khi phải ngồi ngày theo dõi các con số trên màn hình vi tính.
Công nghệ thông tin ứng dụng phần mềm là gì
Thông minh và có óc sáng tạo
Nếu bạn lựa chọn theo học ngành công nghệ thông tin phần mềm thì bạn phải là người thông minh và có óc sáng tạo. Làm như vậy bạn sẽ dễ dàng thành công hơn trong lĩnh vực mà bạn lựa chọn.
Bởi ngành công nghệ thông tin đòi hỏi tư duy phân tích cao và khả năng tối ưu hóa các giải pháp cao hơn các ngành khác. Điều này đòi hỏi bạn phải thật sự sáng tạo.
Tính chính xác trong công việc
Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc về công nghệ máy tính. Trong quá trình thực hiện xây dựng một ứng dụng, một phần mềm bạn phải thực sự cẩn thận để giảm thiểu các sai sót dù nhỏ nhất.
Trình độ ngoại ngữ
Để có thể trở thành một IT giỏi, các bạn phải thành thạo ngoại ngữ. Để có thể đọc hiểu các vấn đề, thông số chuyên môn để tiếp cận hay cập nhật thông tin công nghệ ở trên thế giới được tốt nhất.
Từ những thông tin vừa cung cấp, tin chắc rằng các bạn đã có thể hiểu hơn về ngành công nghệ thông tin phần mềm rồi chứ. Hãy cân nhắc để có sự lựa chọn tốt nhất cho mình nhé!