Categories: Khoa học

4 hành tinh có sự sống giống trái đất được phát hiện

Sinh quyển trên Trái đất chứa các thành phần cần thiết cho sự sống con người. Cụ thể, trái đất gồm có nước, các nguyên tố và phân tử sinh học hữu ích và nguồn năng lượng cần thiết cho con người. Bài viết dưới đây giúp bạn tìm hiểu về 4 hành tinh có sự sống giống trái đất nhé.

Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng, phosphine sinh học có thể xuất hiện trong những đám mây của sao Kim. Điều đó cho biết rằng, ít nhất có một số thành phần tồn tại ở những nơi khác trong hệ mặt trời. Dưới đây là những hành tinh có sự sống giống Trái đất bạn cần biết:

1. Sao Hỏa

Sao Hỏa là một hành tinh có sự sống giống Trái đất nhất trong hệ mặt trời, mỗi ngày có 24,5 tiếng. Sao hỏa gồm những chòm băng tại hai cực mở rộng và co lại theo mùa. Trên bề mặt của chúng còn có một loạt các đặc điểm được tạo nên do nước trong suốt lịch sử của hành tinh.

Các hành tinh có sự sống giống Trái đất đang được quan tâm

Trong khí quyển sao hỏa, người ta thường phát hiện một hồ nước bên dưới chỏm băng tại cực nam và khí mê-tan. Lượng này thay đổi theo mùa và cả thời gian trong ngày khiến sao Hỏa trở thành địa điểm lý tưởng rất thú vị cho sự sống. Khí mê-tan thực sự rất quan trọng bởi nó được tạo qua qua các quá trình sinh học. Tuy nhiên nguồn gốc thực sự của khí mê-tan trên sao Hỏa hiện nay vẫn chưa được các nhà khoa học biết đến nhiều.

Việc tìm ra được sự sống có thể tìm ra được chỗ đứng vững chắc. Đây là bằng chứng cho thấy hành tinh này cũng có một môi trường lành tính hơn nhiều. Hiện nay, bầu khí quyển trên sao Hỏa rất mỏng, khô, đa số hoàn toàn là carbon dioxide. Điều đó khiến sao Hỏa đang phải chịu nhiều bức xạ vũ trụ và mặt trời. Bởi vậy, nếu sao Hỏa có thể giữ lại được một trữ lượng nước bên dưới bề mặt chúng thì chắc hẳn sẽ tồn tại sự sống nơi này.

>>> 7 định luật của vũ trụ giúp bạn đạt mọi ước nguyện

2. Europa

Europa cùng với 3 mặt trăng khác lớn hơn sao Mộc được Galileo Galilei phát hiện vào năm 1610. Europa có diện tích nhỏ hơn một chút so với mặt trăng của Trái đất, chúng quay quanh sao Mộc với khoảng cách từ 670.000 km, cứ 3,5 ngày một lần. Đây là hành tinh có sự sống được các nhà khoa học tìm kiếm.

Europa liên tục bị ép đồng thời bị kéo giãn bởi các trường hấp dẫn cạnh tranh của các mặt trăng Galilean và sao Mộc, theo một quá trình và thường được gọi là uốn thủy triều.

Mặt trăng Europa được ví như thế giới hoạt động về địa chất tương tự như Trái Đất bởi sức ép mạnh của Thủy Triều có thể làm nóng phần kim loại đá bên trong, do vậy khiến nó nóng chảy một phần.

Trên bề mặt của Europa là một vùng băng nước cực kỳ rộng lớn. Các nhà nghiên cứu cho biết, bên dưới bề mặt đóng băng là một lớp nước lỏng tạo ra một đại dương trên toàn hành tinh này.

Bằng chứng cho những kết luận trên là sự xuất hiện những vết nứt trên bề mặt bằng là do các mạch nước phun trào qua. Trên bề mặt chúng còn hình thành địa hình hỗn loạn và từ trường yếu có thể đã bị biến dạng bởi các dòng hải lưu xoáy bên dưới. Tấm chắn băng giá này có nhiệm vụ cách ly đại dương dưới bề mặt khỏi áp suất không gian và cái lạnh cực độ, cũng như những vành đai bức xạ dữ dội của sao Mộc.

Các nhà khoa học tưởng tượng ở dưới đáy của thế giới đại dương này có thể tìm thấy các miệng phun núi lửa và thủy nhiệt. Với đặc điểm này trên Trái đấ có tác dụng hỗ trợ các hệ sinh thái rất phong phú và đa dạng.

3. Enceladus

Một hành tinh có sự sống giống trái đất tiếp theo là Enceladus. Cũng tương tự như Europa, Enceladus là một mặt trăng phủ băng bao quanh đại dương nước lỏng dưới bề mặt. Chúng quay quanh sao Thổ và được các nhà khoa học phát hiện lần đầu tiên như một thế giới tiềm năng có thể sinh sống được. Sau phát hiện được các mạch nước phun khổng lồ gần cực nam của hành tinh này.

Từ các vết nứt lớn trên bề mặt thoát ra những tia nước do trường hấp dẫn yếu của Enceladus, khiến cho nước phun ra ngoài không gian. Đây được xem là bằng chứng rõ ràng cho sự xuất hiện kho chứa nước lỏng dưới lòng đất.

Không chỉ vậy, các nhà khoa học còn tìm ra được một loạt những phân tử hữu cơ, đặc biệt hơn là những hạt đá silicat nhỏ chỉ có thể hình thành khi mà nước dưới đại dương tiếp xúc đá dưới đáy đại dương với nhiệt độ ít nhất 90˚C. Đây được xem như một bằng chứng mạnh mẽ cho sự tồn tại của miệng phun thủy nhiệt dưới đáy đại dương, đây là nguồn cung cấp những hóa chất thiết yếu cho sự sống và các nguồn năng lượng.

>>> Vũ trụ Metaverse: Nguồn gốc và đặc điểm như thế nào?

4. Titan

Titan là một hành tinh có sự sống giống trái đất tiếp theo. Đây là mặt trăng lớn nhất của sao Thổ, và duy nhất trong hệ mặt trời có bầu khí quyển đáng kể. Nơi đây có chứa một lớp sương mù dày màu cam trong có có thành phần là phân tử hữu cơ phức tạp cùng với hệ thống thời tiết khí mê-tan thay cho nước. Kết hợp với thời kỳ khô hạn, những cơn mưa theo mùa hoặc những cồn cát do gió tạo ra trên bề mặt.

Hành tinh có sự sống giống trái đất hiện nay

Bầu khí quyển của titan gồm thành phần là nitơ. Đây là một nguyên tố hóa học rất quan trọng trong việc tạo ra protein trong tất cả các dạng sống đã biết. Các nhà khoa học khi quan sát bằng radar, phát hiện ra sự hiện diện của những dòng sông và etan, hồ mê-tan lỏng và còn có sự hiện diện những núi lửa băng. Đây cũng là một loại núi lửa phun chất bay hơi gồm metan, nước, amoniac thay vì dung nham. Điều này cho thấy mặt trăng Titan cũng giống như Europa và Enceladus, chúng đều có trữ lượng nước lỏng dưới bề mặt.

Titan có khoảng cách rất xa so với Mặt trời, có nhiệt độ trên bề mặt khoảng -180˚C, quá lạnh để nước giữ được dưới dạng lỏng. Tuy nhiên, trên titan có chứa các hóa chất dồi dào, đây chính là tín hiệu cho sự tạo ra những chất hóa học cơ bản khác cho sự tồn tại của các sinh vật trên cạn ở đó.

Trên đây là 4 hành tinh có sự sống giống trái đất mà các nhà khoa học đã khám phá ra được. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo cập nhật thông tin liên quan nhé. Chúc bạn thành công!

Rate this post
Văn Chiến

Share
Published by
Văn Chiến

Recent Posts

Ngành Ngôn ngữ Hàn học trường nào ở TPHCM tốt nhất?

Ngành Ngôn ngữ Hàn được nhiều các bạn trẻ quan tâm hiện nay bởi đây…

2 ngày ago

Xét học bạ Cao đẳng Y Dược TPHCM cần điều kiện gì?

Xét học bạ Cao đẳng Y Dược TPHCM cần điều kiện gì là thắc mắc…

2 tháng ago

Tìm hiểu khối C gồm môn nào và các ngành đào tạo

Trước đây khối C là khối xã hội với ba môn Văn, Sử, Địa. Tuy…

3 tháng ago

Điều dưỡng thi khối C được không và tố chất để theo nghề

Trong nhiều năm gần đây, điều dưỡng cần một lượng nhân sự vô cùng lớn.…

3 tháng ago

Cao đẳng Y dược khối C có học được không và trường nào đào tạo

Lâu nay, chúng ta thường nhắc đến khối ngành Y Dược là phải học khối…

3 tháng ago

Công nghệ thực phẩm khối C có theo học được không và trường nào đào tạo?

Những năm gần đây, ngành Công nghệ thực phẩm là một ngành hot được nhiều…

3 tháng ago