Khoa học

Sự hình thành vũ trụ và hệ mặt trời diễn ra như thế nào?

Chúng ta đang sống trên trái đất, cho đến ngày nay đây là hành tinh duy nhất tìm thấy sự sống trong hệ mặt trời. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc về sự hình thành vũ trụ và hệ mặt trời diễn ra như thế nào? Đâu là tận cùng của vũ trụ?

Sự hình thành vũ trụ

Hiện nay nguồn gốc sự hình thành của vũ trụ được các nhà khoa học giải thích đó chính là kết quả của một vụ nổ lớn (vụ nổ bigbang) khiến cho không gian dãn nở không ngừng hình thành vũ trụ. Các nhà khoa học đã đưa ra lý thuyết về sự dãn nở để giải thích cho những điểm chưa xác định trong việc hình thành vũ trụ.

Theo lý thuyết này, vũ trụ bắt đầu từ không gian rỗng như một quả bong bóng. Từ kích cỡ nhỏ hơn hàng tỉ lần kích cỡ của một nguyên tử, nhờ một siêu lực, vũ trụ bắt đầu dãn nở với tốc độ nhanh hơn tốc độ ánh sáng rất nhiều lần. khi đạt kích cỡ của một quả cam, bên trong vũ trụ có nhiệt độ rất lớn xấp xỉ 1032 độ C. Nghĩa là các hạt trong đó chuyển động với vận tốc rất lớn và những vật chất chuẩn bị hình thành sẽ bị phá vỡ liên tục bởi sự va đập giữa các hạt có trong vũ trụ, vì vậy tạo ra rất nhiều loại hạt.

Vụ nổ lớn (Big-Bang) dẫn đến sự hình thành của vũ trụ và hệ mặt trời

>>>Xem thêm: Chính xác mặt trời mọc hướng nào? Vì sao chu kỳ đó lặp đi lặp lại?

Khi quá trình dãn nỡ chậm lại, vũ trụ dần lạnh đi, các loại vật chất có thể dễ dàng kết hợp với nhau hơn tạo ra vật chất. Sự dãn nở ban đầu của vũ trụ chỉ tạo ra 2 loại nguyên tố nhẹ là Heli và Hydro. Các hành tinh ban đầu được hình thành trong vũ trụ cũng chứa chủ yếu là 2 loại khí này.

Bên cạnh đó quá trình dãn nở vũ trụ còn hình thành vô số vì sao phát sáng có kích thước lớn hơn mặt trời rất nhiều lần. Các vì sao liên tục hình thành và nổ tung tích tụ cho quá trình hình thành các nguyên tố nặng. Các nhà khoa học gọi đó là thuật giả kim của các vì sao.

Cho đến ngày nay với những công nghệ khoa học điện đại dùng để quan sát vũ trụ, các nhà khoa học ước tính đường kính của vũ trụ có thể lên đến 28 tỷ Parsec (khoảng 91 tỷ năm ánh sáng). Một số giả thiết đưa ra có thể không gian vũ trụ là vô tận.

Sự hình thành hệ mặt trời

Sau vụ khi vụ nổ Big Bang diễn ra được 1 tỷ năm, các đám mấy khí He và H2 được hình thành. Dưới sự tác dụng của lực hấp dẫn, các đám mây bắt đầu suy sụp và co thắt lại, trở nên dẹt đi. Khối lượng vật chất suy sụp tích tụ chủ yếu tại tâm của đám mây đến mức có thể khởi phát các phản ứng hạt nhân và trở thành mặt trời.

Ở cách xa tâm của đám mây, khí và bụi ít hơn sẽ chuyển động xung quanh mặt trời và ngưng tụ lại, tạo thành các hành tinh và tiểu hành tinh. Phần khí loãng xung quanh các hành tinh cũng dần ngưng tụ, tạo nên các vệ tinh quay xung quanh hành tinh. Cứ như vậy hệ mặt trời dần dần được tạo thành.

Hệ mặt trời được hình thành từ sự suy sụp của đám mây bụi khí

>>>Click ngay: Khám phá vũ trụ: Các hành tinh trong hệ mặt trời

Trong vũ trụ có rất nhiều hệ mặt trời đồng thời tồn tại, hệ mặt trời mà chúng ta đang sống thuộc thế hệ thứ 3.

Cấu tạo của hệ mặt trời

Hệ mặt trời được cấu tạo bao gồm mặt trời và 8 hành tinh chính xoay xung quanh nó theo quỹ đạo hình elip theo thứ tự lần lượt từ trung tâm ra ngoài là Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải vương tinh. Trừ Thủy tinh và Kim tinh, các hành tinh khác trong hệ mặt trời đều đó một hay nhiều vệ tinh quay quanh.

Trong hệ mặt trời còn có các hành tinh lùn, các tiểu hành tinh với kích thước đường kính từ vài chục đến vài trăm Kilomet.

Kích thước của các hành tinh trong hệ mặt trời

Các hành tình trong hệ mặt trời cách xa nhau và có kích thước không đồng nhất. Dưới đây là kích thước đường kính của các hành tinh chính trong hệ mặt trời

  1. Thủy tinh: 4.878 km
  2. Kim tinh: 12.104 km
  3. Trái Đất: 12.756 km
  4. Hỏa tinh: 6.787 km
  5. Mộc tinh: 142.796 km
  6. Thổ tinh: 120.660 km
  7. Thiên Vương tinh: 51.118 km
  8. Hải Vương tinh: 48.600 km

Trong 8 hành tinh chính quay quanh mặt trời, Thủy tinh là hành tinh nhỏ nhất trong hệ mặt trời, kích thước đường kính của nó bé hơn Trái Đất khoảng 3 lần. Đây cũng là hành tinh gần mặt trời nhất.

Hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời là Mộc tinh, đường kính của nó lớn gấp 10 lần Trái Đất. Mặc dù lớn như vậy nhưng kích thước của nó so với mặt trời cũng không đáng để nhắc đến. Chỉ bằng 0,1 lần bán kính của mặt trời.

4.3/5 - (3 bình chọn)
Văn Chiến

Share
Published by
Văn Chiến

Recent Posts

Xét học bạ Cao đẳng Y Dược TPHCM cần điều kiện gì?

Xét học bạ Cao đẳng Y Dược TPHCM cần điều kiện gì là thắc mắc…

2 ngày ago

Tìm hiểu khối C gồm môn nào và các ngành đào tạo

Trước đây khối C là khối xã hội với ba môn Văn, Sử, Địa. Tuy…

2 tháng ago

Điều dưỡng thi khối C được không và tố chất để theo nghề

Trong nhiều năm gần đây, điều dưỡng cần một lượng nhân sự vô cùng lớn.…

2 tháng ago

Cao đẳng Y dược khối C có học được không và trường nào đào tạo

Lâu nay, chúng ta thường nhắc đến khối ngành Y Dược là phải học khối…

2 tháng ago

Công nghệ thực phẩm khối C có theo học được không và trường nào đào tạo?

Những năm gần đây, ngành Công nghệ thực phẩm là một ngành hot được nhiều…

2 tháng ago

Ngành Công nghệ ô tô khối C có theo học được không và trường nào đào tạo?

Chúng ta thường nghĩ ngành Công nghệ ô tô muốn theo học thì cần phải…

2 tháng ago