Chứng chỉ hành nghề Dược có thời hạn bao lâu? Đây là thắc mắc của nhiều bạn trẻ theo đuổi ngành Dược quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp nỗi băn khoăn này.
1. Chứng chỉ hành nghề Dược là gì?
Chứng chỉ hành nghề Dược là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Bộ Y tế) cấp cho các cá nhân có đủ trình độ chuyên môn theo quy định để kinh doanh dược và hoạt động dược lâm sàng. Các hoạt động bao gồm nghiên cứu khoa học và thực hành dược về tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả nhằm tối ưu hóa việc sử dụng thuốc.
Hiểu một cách đơn giản thì chứng chỉ hành nghề Dược là một loại giấy tờ chứng minh cá nhân được phép sử dụng trình độ chuyên môn dược của mình để kinh doanh thuốc. Phải có chứng chỉ hành nghề Dược thì mới được hành nghề theo quy định của Pháp luật. Nó như là tấm bằng thứ 2 của mỗi người Dược sĩ – bằng làm nghề.
Chứng chỉ hành nghề Dược có thời hạn bao lâu?
Không chỉ có Dược sĩ trình độ Đại học mới được kinh doanh thuốc mà những người tốt nghiệp Cao Đẳng Y Dược HCM khi đủ điều kiện cũng được quyền mở cơ sở bán lẻ theo hình thức quầy thuốc. Chứng chỉ hành nghề Dược được coi như là giấy thông hành của những sinh viên đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng Dược hay Trung cấp Dược khi ra trường và bắt đầu hành nghề.
Lưu ý không phải những bạn đã học và tốt nghiệp ngành Dược là sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề. Mà để có được chứng chỉ hành nghề Dược, các cơ quan có thẩm quyền sẽ dựa theo cơ sở Luật định đã được Nhà nước đưa ra để qua đó đối chiếu trước khi cấp cho người hành nghề.
2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Dược
Điều kiện về văn bằng
Đầu tiên, bạn cần phải có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và từng hình thức của cơ sở kinh doanh. Cụ thể:
- Bằng tốt nghiệp Đại học ngành Dược.
- Bằng tốt nghiệp Đại học ngành Y đa khoa, ngành Y học Cổ truyền hoặc Đại học ngành Dược Cổ truyền, ngành sinh học, ngành hóa học.
- Bằng tốt nghiệp Cao đẳng Dược.
- Bằng tốt nghiệp Trung cấp Dược.
- Bằng tốt nghiệp Cao đẳng, Trung cấp ngành Y.
- Bằng tốt nghiệp Trung cấp Y học Cổ truyền hoặc Dược học Cổ truyền.
- Văn bằng chứng chỉ sơ cấp Dược.
- Giấy chứng nhận về lương Y, giấy chứng nhận về lương Dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về Y Dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực.
Áp dụng điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận này được quy định tại Điểm I, do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu khám bệnh của nhân dân ở từng địa phương trong từng thời kỳ.
Điều kiện về thời gian thực hành
Nếu bạn muốn được cấp chứng chỉ hành nghề Dược phải có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh Dược, bộ phận Dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các trường đào tạo chuyên ngành Dược hoặc các cơ sở nghiên cứu Dược, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, các cơ quan quản lý về Dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực Dược tại Việt Nam, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn của người hành nghề theo quy định sau đây:
- Đối với người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề Dược theo quy định tại Khoản 9 Điều 28 của Luật này thì không yêu cầu thời gian thực hành nhưng phải cập nhật kiến thức chuyên môn về Dược.
- Đối với người có trình độ chuyên khoa sau Đại học phù hợp với phạm vi hành nghề thì được giảm thời gian thực hành theo quy định của Chính phủ.
- Đối với người có văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm I Khoản 1 Điều 13 của Luật này thì thời gian thực hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Điều kiện về sức khỏe
Người xin chứng chỉ hành nghề Dược phải có giấy chứng nhận sức khỏe để hành nghề do cơ sở Y tế có thẩm quyền cấp.
Chứng chỉ hành nghề Dược có thời hạn bao lâu?
Những hành vi nghiêm cấm
Để được cấp chứng chỉ hành nghề Dược thì bạn phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định của Tòa án.
- Trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động Dược theo bản án, quyết định của Tòa án.
- Bị hạn chế hành vi dân sự.
3. Chứng chỉ hành nghề Dược có thời hạn bao lâu?
Hiện nay các nước trên thế giới có quy định về thời hạn cấp giấy phép hành nghề với thời gian tùy thuộc vào mỗi quốc gia. Việc giới hạn thời gian giấy phép hành nghề nhằm mục đích kiểm tra đánh giá đảm bảo chất lượng của các Dược sĩ luôn phải đáp ứng nhu cầu của thực tế xã hội. Do đó các Dược sĩ cần phải chủ động trong việc tiếp cận các kiến thức mới, trau dồi chuyên môn kỹ năng của mình hơn để được tiếp tục hành nghề Dược.
Tại Việt Nam, Chứng chỉ hành nghề Dược ở Việt Nam được quy định tại Điều 17 Nghị định 89/2012/NĐ-CP, cụ thể như sau: “Chứng chỉ hành nghề dược được cấp một lần, có giá trị trong phạm vi cả nước. Đối với Chứng chỉ hành nghề dược đã được cấp với thời hạn 5 năm, khi hết hạn, cá nhân phải làm thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Tuy nhiên, theo quy định mới nhất trong Luật Dược sửa đổi bổ sung 01/01/2017 đã thống nhất:
“Mỗi cá nhân chỉ được cấp 1 chứng chỉ hành nghề Dược… Chứng chỉ hành nghề Dược không quy định về thời hạn và có giá trị trong phạm vi cả nước.
Chứng chỉ hành nghề dược hết hiệu lực khi người hành nghề chết hoặc mất tích theo quyết định, bản án của Tòa án hoặc không có giấy xác nhận hoàn thành đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề dược hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược gần nhất”.
Như vậy, từ năm 2017 trở đi, chứng chỉ hành nghề Dược sẽ không có thời hạn nữa mà có giá trị sử dụng mãi mãi. Thế nhưng, những người hành nghề Dược phải thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề Dược.
Hy vọng qua những thông tin trong bài viết đã giúp các bạn biết được chứng chỉ hành nghề Dược có thời hạn bao lâu cũng như những điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề.
Tổng hợp