Cùng với kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia, việc xét tuyển vào những trường Đại học, Cao đẳng cũng được rất nhiều bạn thí sinh quan tâm. Hầu hết những bạn học sinh đều băn khoăn về nguyện vọng trúng tuyển. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những điều thí sinh cần biết về nguyện vọng trúng tuyển.
Không giới hạn số nguyện vọng
Những thí sinh đăng ký xét tuyển vào những trường Đại học, Cao đẳng sẽ không bị giới hạn số nguyện vọng. Mỗi nguyện vọng sẽ bao gồm ngành/nhóm ngành, trường và tổ hợp môn xét tuyển.
Với quy chế tuyển sinh mới, thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng. Đây là điểm rất thuận lợi cho thí sinh so với những năm trước. Tuy nhiên, bạn không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng, điều này thể làm cho bạn phân tâm và thiếu tập trung trong lựa chọn, hay phát sinh thêm chi phí.
Thế nhưng, bạn cũng càng không nên tự hạn chế cơ hội của mình, khi đăng ký thêm 1 nguyện vọng, bạn chỉ mất thêm khoảng 30.000 đ tiền phí xét tuyển Vậy câu hỏi đặt ra là bao nhiêu nhiêu nguyện vọng là phù hợp ? Theo những tin tức tuyển sinh, điều này tùy thuộc vào từng thí sinh cụ thể, thông thường 5 hay 10 nguyện vọng là phù hợp.
Sắp xếp nguyện vọng theo chế độ ưu tiên
Thí sinh phải sắp xếp những nguyện vọng của mình theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Theo đó,nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất rồi mới đến những nguyện vọng tiếp theo.
Với mỗi đối tượng thí sinh, nếu có nguyện vọng ĐKXT vào nhiều trường/ngành thì việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng. Tuy nhiên, thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.
Chính vì thế, bạn cần đặc biệt chú ý và cần có sự cân nhắc kỹ càng trong việc chọn nguyện vọng xét tuyển.
Một số vấn đề cần lưu ý
Đối với xét tuyển đợt 1, đối với từng trường, ngành, thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký trừ quy định tại điểm c khoản này.
Theo những chuyên gia giáo dục, khi một trường/ngành xét tuyển, thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi. Như thế thì NV1, NV2, NV3, NV5, NV10… đều được xét tuyển giống như nhau không phân biệt. Trừ những trường hợp các thí sinh có điểm thi bằng nhau, tiêu chí phụ bằng nhau thí sinh có nguyện vọng xét tuyển cao hơn sẽ được ưu tiên.
Điểm lưu ý thứ 2 là sau khi các trường hoàn tất việc xét tuyển đợt 1 mà vẫn còn thừa chỉ tiêu, trường có thể xét tuyển đợt bổ sung. Theo quy định của BGD&ĐT, điểm nhận hồ sơ xét tuyển đợt bổ sung không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt 1. Điều này đồng nghĩa với việc trúng tuyển đợt 2 thậm chí còn khó khăn hơn.
Một vài gợi ý khi đăng ký xét tuyển
-Bạn hãy tạo danh sách các trường và ngành mà bạn thực sự yêu thích và muốn theo học, tham khảo điểm chuẩn thường niên của những trường này.Từ đó, bạn có thể loại bỏ ra khỏi danh sách những trường có điểm chuẩn những năm trước quá cao so với điểm của bạn.
– Bạn cần xếp thứ tự những nguyện vọng ngành/trường theo sở thích của bạn, hãy nhớ rằng sắp xếp theo thứ tự yêu thích và mong muốn của bạn chứ không phải là theo điểm chuẩn và khả năng đậu theo đánh giá chủ quan của bạn. Bạn cũng đừng e ngại khi trường/ngành bạn ưa thích có điểm chuẩn cao hơn 1,2, hay thậm chí là 3 điểm so với điểm tổ hợp môn của bạn. .
-Đối với trường/ngành nào bạn ưa thích nhất hãy để NV1, trường/ngành nào bạn ưa thích nhì hay để ở NV2 … Điều này giúp bạn sẽ cơ hội để trúng tuyển vào trường/ngành mà bạn thực sự phù hợp. Trong trường hợp không trúng tuyển NV1 hay NV2 bạn vẫn còn tiếp tục có cơ hội xét tuyển các NV3, NV4, NV5 … bình đẳng với tất cả những thí sinh có cùng ngành/trường xét tuyển.