Những năm gần đây, ngành Công nghệ thực phẩm là một ngành hot được nhiều thí sinh tìm hiểu. Vậy Công nghệ thực phẩm khối C có theo học được không và trường nào đào tạo? Cùng giải đáp ngay qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về ngành Công nghệ thực phẩm
Công nghệ thực phẩm là ngành học chuyên đào tạo về công tác chế biến, bảo quản thực phẩm. Ngành Công nghệ thực phẩm hiện nay sẽ bao gồm cả mọi ứng dụng trong lĩnh vực ăn uống, ẩm thực.
Hướng đến là đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, sản xuất và bảo quản sản phẩm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay chính là mục tiêu chính của ngành học này.
Xem ngay: ngành Công nghệ thông tin khối C để biết thêm thông tin
Khi theo học ngành nghề này, sinh viên sẽ có được các kiến thức về Hóa sinh, trang bị cách đánh giá, kiến thức về an toàn thực phẩm, vận hành những dây chuyền sản xuất thực phẩm, phương pháp nghiên cứu…
Ngành học này hiện nay đang trở thành nhu cầu cần thiết của mỗi người bởi ngành Công nghệ thực phẩm là nghề ứng dụng đa dạng ở nhiều lĩnh vực.
Ngành Công nghệ thực phẩm có xét tuyển khối C không?
Những năm về trước thì ngành học này chỉ dành cho các bạn học tập tốt kiến thức môn Hóa, Sinh. Đây cũng chính là khối xét tuyển khối B để vào các trường đại học có các ngành này.
Căn cứ theo sự đổi mới trong quy định tuyển sinh của Bộ GDĐT, trong những năm gần đây để tạo thuận lợi hơn nhiều trường Đại học đã mở rộng khối xét tuyển ngành Công nghệ thực phẩm.
Ngành Công nghệ thực phẩm các tổ hợp môn dùng xét tuyển hiện nay như:
- Tổ hợp A00 bao gồm: Toán, Vật lí, Hóa học;
- Tổ hợp A01 bao gồm: Toán, Vật lí, Tiếng Anh;
- Tổ hợp A02 bao gồm: Toán, Vật lí, Sinh học;
- Tổ hợp B00 bao gồm: Toán, Hóa học, Sinh học;
- Tổ hợp B08 bao gồm: Toán, Sinh học, Tiếng Anh;
- Tổ hợp C01 bao gồm: Ngữ văn, Toán, Vật lí;
- Tổ hợp C02 bao gồm: Ngữ văn, Toán, Hóa học;
- Tổ hợp C04 bao gồm: Ngữ văn, Toán, Địa lí;
- Tổ hợp C08 bao gồm: Ngữ văn, Hóa học, Sinh;
- Tổ hợp D01 bao gồm: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh;
- Tổ hợp D07 bao gồm: Toán, Hóa học, Tiếng Anh;
- Tổ hợp D08 bao gồm: Toán, Sinh học, Tiếng Anh;
- Tổ hợp D90 bao gồm: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh;
Như vậy với các tổ hợp trên, chúng ta có thể thấy ngành Công nghệ thực phẩm khối C hoàn toàn theo học được.
Các trường Đại học đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm
Hiện nay, trên cả nước có rất nhiều trường đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm. Tuy nhiên, ở mỗi trường sẽ có phương thức xét tuyển cũng như chỉ tiêu khác nhau. Vì vậy, các em thí sinh hết sức lưu ý để lựa chọn cho phù hợp với bản thân.
Một số trường Đại học đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm như:
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Hà Nội, Nam Định)
- Trường Đại Học Sao Đỏ
- Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng
- Trường Đại học Cần Thơ
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
- Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Huế
- Trường Đại Học Trà Vinh
- Đại học Hoa Sen
- Đại học Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM
- Đại học Công nghệ TP.HCM
- Đại học Công nghệ Sài Gòn
- Đại học Công nghiệp TP. HCM
- Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM
- Đại học Bách Khoa TPHCM
- Đại học Nông Lâm TP. HCM
- Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
Tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm làm công việc gì?
Trong rất nhiều các lĩnh vực, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, ngành Công nghệ thực phẩm trên thực tế được ứng dụng rất nhiều. Như vậy, cơ hội việc làm của các em sinh viên sau khi ra trường vô cùng mở rộng. Các em hoàn toàn có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong sản xuất, chế biến lương thực thực phẩm…
Click ngay: Công nghệ ô tô khối C để biết thêm thông tin
Ngành Công nghệ thực phẩm cụ thể một số các công việc như sau:
- Tại những viện Trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm dinh dưỡng ở Việt Nam hoặc nước ngoài giữ vị trí nghiên cứu và phát triển sản phẩm dinh dưỡng
- Làm việc tại phòng ban nghiên cứu tại các công ty nhà máy hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, đồ uống, các phòng thí nghiệm quản lý chất lượng sản phẩm.
- Ở những bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng làm việc với vị trí chuyên gia tư vấn dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm…
- Làm điều hành quản lý chuyên môn, cán bộ kỹ thuật hoặc các công công việc dây chuyền sản xuất về những loại đóng hộp, sấy, thực phẩm đông lạnh, …
- Trong lĩnh vực xuất khẩu, thực hiện công tác bảo quản, kiểm tra, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Tự mở công ty sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm.
- Tại các trường đại học có chuyên ngành công nghệ thực phẩm, các trường cao đẳng nấu ăn hoặc các lớp dạy nghề đầu bếp với vị trí giảng viên.
Trên đây là Công nghệ thực phẩm khối C có theo học được không và trường nào đào tạo. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích.