Tin tức

Dùng oxy già rửa vết thương có gây ra mối nguy hiểm gì không?

Oxy già là một dung dịch có tính sát khuẩn thường được mọi người sử dụng để rửa các vết thương. Nhưng liệu cách dùng oxy già rửa vết thương như vậy có đúng hay sẽ gây ra các tác hại gì cho cơ thể?

Tại sao Oxy già rửa được vết thương?

Nước oxy già (hydrogen peroxide) đã quá quen thuộc với chúng ta mỗi khi bị xước xát chân tay hoặc bị thương ở đâu đó sẽ được bố mẹ dùng lọ oxy già và bảo nhỏ vào chỗ vết thương đó để sát trùng. Oxy già sẽ phản ứng với vi khuẩn và sủi bọt. Nhiều người nghĩ rằng như vậy là tiêu diệt được vi khuẩn. Nhưng đó không phải là tất cả. Oxy già sẽ tấn công enzyme catalase có trong các tế bào tiếp xúc với nó, điều đó có nghĩa là nó sẽ tiêu diệt cả các tế bào khỏe mạnh ở vết thương, có thể khiến vết thương lâu lành hơn, dễ có sẹo.

Về tính chất hóa học, oxy già mang những tính chất của một chất oxy hóa mạnh vì thế Oxy già còn được xem như một chất tẩy trắng hiệu quả và còn có thể tham gia làm chất tẩy uế, hay đóng vai trò là chất oxi hóa…

Một số trường hợp tệ hơn, những bọt khí oxy tạo ra do phản ứng sẽ xâm nhập vào trong mạch máu. Đến một tỉ lệ nhất định nào đó, chúng có thể gây tắc nghẽn mạch máu và là tác nhân của đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. Như vậy, không nên dùng oxy già sát trùng vết thương, nhất là các vết thương hở rộng.

Không sử dụng Oxy già cho các vết thương hở rộng

Ngoài ra, nhiều người còn dùng oxy già để tẩy các vết nám, mụn trên mặt. Tuy nhiên nếu dùng nhiều lần và trong thời gian dài có thể gây tổn hại đến kết cấu của các tế bào da, nặng hơn có thể gây ung thư. Nên pha loãng trước khi dùng và tránh sử dụng liên tục.

Oxy già có súc miệng được không cũng là một thắc mắc của một cơ số người. Thực tế chúng có thể gây kích ứng và bỏng trong niêm mạc và khoang miệng. Lâu dài còn khiến bạn mắc bệnh phì đại nhú lưỡi (nhưng bệnh này không nguy hiểm với sức khỏe). Oxy già cũng khiến ráy tai mềm đi, dễ lấy ra hơn vì vậy có người còn dùng để rửa ống tai. Nhưng không biết rằng đó là việc làm sai lầm dẫn tới ống tai rất dễ bị tổn thương và bị nhiễm trùng nghiêm trọng, chúng ta tuyệt đối nên cẩn thận khi nhỏ dung dịch này vào tai. Chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ có chuyên môn.

Như vậy việc dùng oxy già súc miệng, sát trùng, hay trị mụn thì đều không hẳn là tốt mà còn có nhiều tác hại ở phía sau. Đặc biệt, đối với những vết thương đang lên da non, tuyệt đối không được nhỏ oxy già vì sẽ gây tổn thương mô, làm cho vết thương lâu lành hơn.

Dùng gì thay thế oxy già?

Thay cho oxy già, ta có thể sử dụng nước muối sinh lý, xà phòng nhẹ hoặc đơn giản là rửa dưới vòi nước sạch. Sau đó dùng thuốc mỡ bôi lên và lấy băng, gạc che lại để tránh vết thương nhiễm bẩn và nhiễm trùng.

Có thể dùng nước muối sinh lý, nước sạch… để rửa vết thương thay cho oxy già

Có nhiều quan niệm cho rằng nên để hở vết thương để nó không bị “bí”. Nhưng để như vậy, khi mặc quần áo hoặc hoạt động, vết thương sẽ cọ xát vào các đồ vật khác, dễ nhiễm trùng hơn. Tốt nhất là nên băng lại.

Trường hợp muốn dùng oxy già để làm sạch vết thương, vết loét, nên pha loãng và sử dụng ở nồng độ 1,5 – 3% hoặc dạng gel 1,5% bôi. Không được nhỏ oxy già vào những khoang kín của cơ thể (ví dụ như đại tràng). Khi đó bọt khí oxy được giải phóng ra không có đường thoát sẽ gây ra tắc khí mạch, vỡ đại tràng, viêm loét đại tràng, hoại tử ruột…

Vì tác dụng sát khuẩn mạnh, nên có thể dùng oxy già để tẩy rửa bàn bếp, bồn rửa bát, các dụng cụ nấu ăn (như thớt) và rửa rau quả, diệt bọ và rận ở giường chiếu hoặc tẩy trắng quần áo.

Với các chia sẻ trên, hy vọng các bạn sẽ cẩn trọng hơn khi sử dụng oxy già. Không nên quá lạm dụng vì sẽ gây nên những tổn hại không đáng có cho cơ thể.

4.7/5 - (39 bình chọn)
Văn Chiến

Share
Published by
Văn Chiến

Recent Posts

Xét học bạ Cao đẳng Y Dược TPHCM cần điều kiện gì?

Xét học bạ Cao đẳng Y Dược TPHCM cần điều kiện gì là thắc mắc…

5 ngày ago

Tìm hiểu khối C gồm môn nào và các ngành đào tạo

Trước đây khối C là khối xã hội với ba môn Văn, Sử, Địa. Tuy…

2 tháng ago

Điều dưỡng thi khối C được không và tố chất để theo nghề

Trong nhiều năm gần đây, điều dưỡng cần một lượng nhân sự vô cùng lớn.…

2 tháng ago

Cao đẳng Y dược khối C có học được không và trường nào đào tạo

Lâu nay, chúng ta thường nhắc đến khối ngành Y Dược là phải học khối…

2 tháng ago

Công nghệ thực phẩm khối C có theo học được không và trường nào đào tạo?

Những năm gần đây, ngành Công nghệ thực phẩm là một ngành hot được nhiều…

2 tháng ago

Ngành Công nghệ ô tô khối C có theo học được không và trường nào đào tạo?

Chúng ta thường nghĩ ngành Công nghệ ô tô muốn theo học thì cần phải…

2 tháng ago